Khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng
Vĩnh Hội, thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội, nằm trên địa bàn xã Cát Hải, huyện
Phù Cát, Tỉnh Bình định đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. UBND
tỉnh Bình Định cấp giấy phép đầu tư vào tháng 12 năm 2006, có thời gian
hoạt động 50 năm, và được Công ty ITC - Spectrum (Hoa Kỳ) khởi công ngày
03/12/2007 và cuối năm 2012, Chính Phủ lại gia hạn cho dự án này thêm 5
năm nữa, tức là dự án này hoạt động 55 năm.
Khu du lịch Vĩnh Hội sẽ xây dựng trên vùng đất này. |
Đây là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhất tại Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Khu du lịch được xây dựng trên quy mô 320 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, nằm trong quy hoạch tuyến du lịch trọng điểm Quốc gia Phương Mai - Núi Bà. Dự án bao gồm sân golf 18 lỗ có quy mô hiện đại tại Việt Nam, khu khách sạn nghỉ dưỡng, khu trung tâm hội nghị - quảng trường và các khu thể dục thể thao, giải trí biển, khu bảo tồn sinh thái.
Dự án được thực hiện làm 3 giai đoạn;
giai đoạn 1 (2007-2008): triển khai xây dựng chỉnh tuyến ĐT639 đoạn qua
khu vực dự án, xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện,
thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cây xanh; Giai đoạn 2 (2009-2011):
xây dựng sân golf, khu khách sạn trung tâm 5 sao, villa golf cao cấp;
Giai đoạn 3 (2012-2014), xây dựng resort 5 sao, villa hướng núi, câu lạc
bộ thể thao leo núi, bến du thuyền, trung tâm huấn luyện cưỡi ngựa....
Thế nhưng, cho đến nay thời gian trôi qua gần 6 năm, mà công trình vẫn trong trình trạng “đắp chiếu nằm chờ”.
Thực trạng này được, Ông Đặng Văn Hà, chủ tịch UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát cho biết: “Cho
đến giờ dự án vẫn im lặng, với lý do là không có nguồn kinh phí chi
trả; cản trở đến đời sống nhân dân rất là nhiều. Dư luận trong dân mất
lòng tin. Tôi đề nghị cần đẩy nhanh việc thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư
không có khả năng thì chuyển chủ đầu tư khác, hoặc thông báo cho dân
biết là quy hoạch này không còn khả thi”.
Có thể nói, việc triển khai thực hiện
dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Hội, là cả một quá trình vào cuộc của
chính quyền, các hội, đoàn thể ở huyện Phù Cát, và xã Cát Hải. Bỡi lẽ,
ngay từ khi có ý định xây dựng năm 2001, cho đến năm 2006 được tỉnh cấp
phép đầu tư, năm 2007 chủ đầu tư tiến hành khởi công, tiến hành xúc tiến
việc giải phóng mặt bằng áp giá đền bù, thực hiện các bước…người dân
không mấy đồng thuận. Vì lý do sau khi thực hiện người dân sẽ ở đâu, làm
gì để có thu nhập ổn định cuộc sống; còn trước mắt họ là một vùng đất
với cây đậu, cây hành đang cho thu nhập khá cao.
Giải quyết vấn đề này, các cấp chính quyền, và hội đoàn thể đã tập trung công tác tuyên truyền vận động, để người dân thấy rõ lợi ích thiết thực, và tương lai sau khi dự án hoàn thành. Thông qua nhiều đợt vận động đã tạo được sự đồng thuận của người dân, huyện Phù Cát đã tiến hành kiểm kê áp giá, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trong đợt đầu đã có hơn 100 hộ dân thống nhất nhận đền bù để di dời. Nhưng kết quả gần 6 năm qua (2007-2013), công trình vẫn dẫm chân tại chỗ, bỡi lý do là nhà đầu tư không có tiền chi trả đền bù, còn người dân trong trình trạng thấp thỏm chờ đợi, vì đi không được, ở cũng không xong.
Ông Võ Hữu Đức, một người dân ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, là một trong những người đi đầu hưởng ứng dự án bày tỏ: “Chuyện dự án treo kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Thứ nhất, dân không yên tâm phát triển kinh tế; thứ 2 dân khó khăn về nhà ở, 3-4 thế hệ ở chung 1 nhà”.
Giải quyết vấn đề này, các cấp chính quyền, và hội đoàn thể đã tập trung công tác tuyên truyền vận động, để người dân thấy rõ lợi ích thiết thực, và tương lai sau khi dự án hoàn thành. Thông qua nhiều đợt vận động đã tạo được sự đồng thuận của người dân, huyện Phù Cát đã tiến hành kiểm kê áp giá, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trong đợt đầu đã có hơn 100 hộ dân thống nhất nhận đền bù để di dời. Nhưng kết quả gần 6 năm qua (2007-2013), công trình vẫn dẫm chân tại chỗ, bỡi lý do là nhà đầu tư không có tiền chi trả đền bù, còn người dân trong trình trạng thấp thỏm chờ đợi, vì đi không được, ở cũng không xong.
Ông Võ Hữu Đức, một người dân ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, là một trong những người đi đầu hưởng ứng dự án bày tỏ: “Chuyện dự án treo kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Thứ nhất, dân không yên tâm phát triển kinh tế; thứ 2 dân khó khăn về nhà ở, 3-4 thế hệ ở chung 1 nhà”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, khi
triển khai dự án này, nhân dân rất phấn khởi, nên đã chấp hành rất là
nghiêm, toàn bộ mồ mả ông bà, người thân đã được di dời đến nơi cải
táng. Từ năm 2001 khi có chủ trương thì ở đây đã đình chỉ toàn bộ việc
cấp đất ở cho dân, cũng như không cho đầu tư xây dựng. Chính vì vậy,
người dân rất bức xúc, kinh tế thì không đầu tư phát triển sản xuất
được, còn nhà cửa không được sửa chữa, xây dựng, 3-4 thế hệ sống chung
trong 1 mái nhà chật hẹp xuống cấp hư hỏng, cuộc sống, sinh hoạt hằng
ngày gặp rất nhiều khó khăn. Người dân ở đây mong muốn là nếu thực hiện
dự án thì làm cho nhanh, còn không thì trả lời cho dân rõ; để biết mà
yên tâm sản xuất và chính quyền cấp đất ở cho dân. Hiện nay, người dân
rất thiệt thòi, vì những chính sách về xây dựng nông thôn mới, về đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây đều không thực hiện, chỉ vì một dự án treo
kéo dài.
Liệu các dự án nói trên còn được treo cho đến bao giờ, và chừng nào người dân trong vùng dự án mới được an cư lạc nghiệp. Dư luận đang xôn xao, có phải chăng chủ đầu tư đang chiếm đất rồi để đó, chờ thời cơ bán lại hay không?
Liệu các dự án nói trên còn được treo cho đến bao giờ, và chừng nào người dân trong vùng dự án mới được an cư lạc nghiệp. Dư luận đang xôn xao, có phải chăng chủ đầu tư đang chiếm đất rồi để đó, chờ thời cơ bán lại hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét