1. Thư viện huyện A Lưới:
Thư viện là
nơi trang trọng, gìn giữ những di sản, thư tịch của dân tộc, để xây dựng, bảo tồn,
khai thác và phát huy có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải
trí của nhân dân. Tổ chức những hoạt động đa dạng của thư viện làm cho mọi người
biết đến và cần đến kho báu tri thức nhân loại được kết tinh trong sách, báo, tạp
chí làm tăng vai trò hữu ích của thư viện trong xã hội hiện nay. Để có thể khai
thác những tiềm năng của xã hội vào mục đích cao quý của Thư viện đó chính là bản
chất lịch sử chủ yếu của hoạt động Thư viện.
Là một tổ
chức nằm trong mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, dưới sự quan tâm lãnh chỉ
đạo của UBND huyện, sự quản lý trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng Văn hóa
và Thông tin huyện. Thư viện được tái thành lập năm 1996 với một cán bộ biên chế,
được bố trí 01 phòng làm việc từ ngôi nhà gổ ba gian lợp ngói với diện tích 12m2
thuộc phòng VH&TT. Đến năm 2007 – 2008, Phòng VH&TT được đầu tư xây dựng
trụ sở mới. Thư viện được sự quan tâm bố trí một phòng trong trụ sở mới khang
trang hơn có phần rộng rãi hơn, diện tích trên 30m2 trang thiết bị
ban đầu gồm có 03 cái giá đựng sách (02 giá đôi và 01 giá đơn), 01 bàn làm việc
cho cán bộ, vốn tài liệu ban đầu trên 2000 bản sách, khoảng 5-6 loại báo, tạp
chí viết về địa phương và trung ương.
Quá trình
hoạt động, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của lãnh đạo Phòng VH&TT, Thư viện
từng bước đi vào ổn định, xác định được chức năng nhiệm vụ chính trị của ngành.
Hoạt động chủ yếu là lưu trữ vốn tài liệu và đưa ra phục vụ bạn đọc tìm kiếm
tài liệu, nghiên cứu về các chuyên ngành. Năm 2012 huyện A Lưới xây dựng Trung
tâm sinh hoạt văn hóa các dân tộc, tại đây Thư viện được bố trí thêm không gian
cho hoạt động Thư viện, được mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ bao gồm 02 giá
để sách (giá đôi), 01cái bàn, 10 chiếc ghế dùng cho bạn đọc của thư viện.
2. Công
tác phục vụ bạn đọc:
Bạn đọc là
một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu
chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc
là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Những năm qua hoạt động thư
viện đã từng bước tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người tìm
tài liệu đọc, nghiên cứu và sử dụng vốn tài liệu của thư viện thông qua các
hình thức phục vụ nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu các dạng tài liệu, giúp
đỡ người đến thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp.
Thư viện cũng là nơi tập trung đầy đủ các nguồn tài liệu nhất, có khả năng và
phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu của cán bộ, nhân
dân, học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, thông
qua các hình thức phục vụ tại chổ dưới dạng kho mở tự chọn không thu lệ phí bạn
đọc.
Qua thẻ mượn,
thẻ đọc, mượn về nhà, phục vụ ngoài thư viện đối tượng phục vụ từng bước được
kiện toàn và mở rộng. Tích cực xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với
đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương. Chủ động thu thập, lưu trữ
và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa
phương; bản sao khóa luận, luận văn tốt nghiệp của các sinh viên đại học, cao đẳng
tại địa phương. Xây dựng tài liệu dành cho trẻ em, tài liệu văn hóa dân tộc ít
người, tài liệu dư địa chí phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn huyện nhằm
phục vụ tốt nhu cầu tìm kiếm tài liệu của bạn đọc và nghiên cứu. Hàng năm lượt
sách báo luân chuyển đạt 11.576 lượt. Trong đó
Lý luận
chính trị: 10%
-
Khoa học
xã hội: 17%
-
Khoa học tự
nhiên: 10%
-
Khoa học kỷ
thuật: 18%
-
Văn hóa
nghệ thuật: 22%
-
Thiếu nhi:
23%
Chú trọng
công tác tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện đến mọi đối tượng bạn đọc
đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội của huyện; xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhân
dân. Phong trào học tập suốt đời do UBND huyện phát động. Thư viện đã phối kết
hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức phục vụ tốt phong trào trong tuần
lễ, tổ chức trưng bày triển lãm sách chuyên đề về Hồ Chí Minh khơi dậy sự đam
mê đọc sách, học tập trong các em học sinh về những mẩu chuyện thời niên thiếu
của Bác Hồ. Từ những tài liệu nói về Bác Hồ giúp cho cán bộ nhân dân ngày càng phấn đấu trong phòng trào Học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương Đạo Đức Hồ Chí Minh. Từ khi tái thành lập Thư
viện huyện đến nay đã kết hợp với phòng GD&ĐT huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện
tổ chức thành công hội thi kể chuyện sách lần thứ I, thứ II (chúng em với di sản
văn hóa Huế), đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải năng khiếu; tham gia kể
chuyện sách lần thứ III, lần thứ IV đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải khuyến
khích; đặc biệt các em đạt giải trong lần tổ chức thứ III được tham gia tại
Liên hoan kể chuyện sách toàn quốc đạt giải nhì toàn đoàn mang thành tích về
cho đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét